RSS

Các quy định về quan trắc môi trường

Hệ thống quan trắc nước thải tự động cho KCN và các nguồn thải tự động cho KCN và các nguồn thải lớn ở Bình Dương. 1. Lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải như thế nào? 2. Xây dựng điểm quan trắc nguồn thải như thế nào?

Các thông số quan trắc trực tuyến

Hệ thống quan trắc mội trường tự động

1.  Lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải như thế nào?

Các nguồn thải có lưu lượng Q≥2.000 m3/ngày.đêm và tất cả các Khu, Cụm công nghiệp tập trung bắt buộc phải lắp đặt thiết bị đo lưu lượng tự động, máng đo thủy lực và thiết bị quan trắc chất lượng nước thải tự động;
Các nguồn thải có Q từ 500-2.000 m3/ngày.đêm bắt buộc phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng và máng đo thủy lực;
Các nguồn thải có Q<500 m3/ngày.đêm bắt buộc phải lắp đặt máng đo thủy lực 
Thiết bị quan trắc nước thải tự động phải được xây dựng và lắp đặt đúng với quy chuẩn kỹ thuật do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh quy định. Thiết bị quan trắc chất lượng nước thải tự động phải được kết nối vào hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động

2. Xây dựng điểm quan trắc nguồn thải như thế nào?

– Đối với việc xây dựng điểm quan trắc nguồn nước thải:
Vị trí hố gas phải đặt cạnh hàng rào bên ngoài cơ sở sản xuất, thuận lọi cho việc kiểm tra, giám sát; thiết kế nắp hố gas dễ quan sát và dễ thao tác mở nắp khi cần thiết;
Nghiêm cấm việc xây dựng các cửa xả thải ngầm.

Máng đo lưu lượng nước thải

– Đối với việc xây dựng điểm quan trắc nguồn khí thải:

Thiết kế vị trí của điểm quan trắc nguồn khí thải phát thải qua các ống khói thuận lợi cho việc quan trắc, lấy mẫu; đườn kính tối thiểu là 50mm.

Camera giám sát việc xả thải

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , ,

Chống xả thải bằng quan trắc tự động (Quan trắc môi trường tự động liên tục – Quan trắc nước thải tự động)

Bình Dương đã có hệ thống quan trắc tự động chống các doanh nghiệp xả thải ra sông. Đồng Nai cũng sẽ có hệ thống này. Liệu hệ thống này có hiệu quả?
(Nguồn:Theo Người lao động)
Trước việc nhà máy xử lý nước thải tập trung của KCN Long Thành (của Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi thuộc Tổng Công ty Sonadezi- doanh nghiệp (DN) Nhà nước)  bị Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) bắt quả tang xả nước thải có màu đen đặc và có mùi hôi ra sông Đồng Nai, Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) Đồng  Nai vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh xung quanh vụ việc này.

Dùng nước sông pha loãng để xả thải

Theo đó,  Sở TN-MT đề xuất Tổng Công ty Sonadezi chỉ  đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ Sonadezi nhanh chóng làm việc với các DN dệt nhuộm trong KCN Long Thành, yêu cầu các DN này giảm lưu lượng nước thải để phù hợp với năng lực xử lý hiện tại của  nhà máy xử lý nước thải tập trung (gọi tắt là nhà máy). Theo tài liệu chúng tôi thu thập được, hiện nhà máy đang xử lý khoảng 8.000 m3 nước thải/ngày đêm cho 65/66 DN trong KCN Long Thành. Trong đó, phần lớn là nước thải từ các DN dệt nhuộm với các thông số ô nhiễm rất cao. Nhà máy thu phí xử lý nước thải là 6.400 đồng/m3.

Năng lực xử lý nước thải của nhà máy này đang bất ổn. Trong vụ nhà máy bị C49 bắt quả tang xả thải vượt chuẩn, biên bản làm việc giữa hai bên cho thấy: “Nước thải sau xử lý chảy vào hồ hoàn thiện có nhiệt độ cao, màu đen đậm và có mùi hôi. Khảo sát thực tế thấy các bể xử lý vi sinh có dấu hiệu đã bị hư hỏng, hệ thống đường ống dẫn hóa chất vào bể khử trùng không hoạt động, bộ phận khử màu không hoạt động”. Ngoài ra, theo biên bản, trong quá trình xử lý nước thải, nhà máy đã bỏ qua công đoạn xử lý hóa lý (tại module số 1) vì công đoạn này đang phải cải tạo, sửa chữa.

Lãnh đạo nhà máy thừa nhận để đạt quy chuẩn về độ màu của nước thải đầu ra, nhà máy đã dùng nước sông để pha loãng trước khi xả thải. Cụ thể, lợi dụng thủy triều lên, nhà máy cho nước sông tràn vào hồ sinh thái để pha loãng nước thải ở đây. Khi thủy triều rút sẽ kéo theo toàn bộ nước thải trong hồ này ra rạch Bà Chèo rồi đổ ra sông Đồng Nai.

Dùng thiết bị quan trắc kiểm tra

Khi được hỏi: “Chẳng lẽ Sở TN-MT cứ để C49 vào bắt quả tang mới biết DN gây ô nhiễm? Giải pháp sắp tới để giám sát DN là gì?”, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh này đang lập dự án xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động đặt ở các KCN. Bước đầu, việc xây dựng, vận hành hệ thống sẽ dùng tiền ngân sách. Dự kiến, số tiền đầu tư cho hệ thống này không nhỏ.

Đi trước Đồng Nai, tỉnh Bình Dương mới đây vừa khánh thành hệ thống quan trắc nước thải tự động và gắn camera theo dõi các nguồn nước thải với chi phí 28 tỉ đồng. Hệ thống này mới đặt ở 6 KCN: Việt Nam-Singapore, Đồng An, Việt Hương I, Sóng Thần I-II, Mỹ Phước I và 15 DN khác có lượng thải từ 2.000 m3/ngày đêm trở lên. Theo Sở TN-MT tỉnh Bình Dương, hệ thống này giúp cơ quan chức năng quan sát 24/24 giờ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải và nước xả thải của các DN. Ngoài ra, hệ thống còn đo đạc các thông số để đánh giá chất lượng nước thải, giúp lấy mẫu nước thải từ xa xem như bằng chứng để cơ quan chức năng xử phạt DN.

Doanh nghiệp vẫn có thể xả trộm
Chiều 7-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Lê Minh Châu, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường Bình Dương, cho biết hệ thống quan trắc của Bình Dương đang trong giai đoạn thử nghiệm nên khó có thể đánh giá chính xác tính hiệu quả. DN vẫn đủ sức đối phó để xả trộm, xả vượt chuẩn mà không bị phát hiện. Cụ thể, việc lắp đặt hệ thống trên chỉ giúp cơ quan chức năng quan trắc, quan sát ở một vị trí, một tầm nhìn cố định. DN hoàn toàn có thể chạy đường cống khác để né thiết bị quan trắc, camera.

Đồng tình với quan điểm này, một cán bộ thuộc Sở TN-MT Bình Dương nhìn nhận: “Quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo vệ môi trường của DN. Nếu DN không biết tự trọng, bất chấp tất cả vì lợi nhuận, tìm mọi thủ đoạn để xả lén thì công nghệ giám sát dù có tân tiến đến mấy cũng có lỗ hổng của nó”.

Theo Người lao động
(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , ,

Độ canxi – chỉ tiêu ô nhiễm nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Canxi (Calci) là một trong những nguyên tố thường hiện diện  trong nước thiên nhiên khi nước chảy qua những vùng có nhiều đá vôi, thạch cao… Thông thường hàm lượng calci có trong nước từ 0 đến vài trăm mg/l.

Chính sự có mặt của calci hình thành nên calcicarbonate, theo thời gian tích tụ có thể tạo nên một màng vẩy cứng bám vào mặt trong các ống dẫn, bảo vệ kim loại chống lại sự ăn mòn. Tuy  nhiên lớp màng này lại gây nguy hại cho những thiết bị sử dụng ở nhiệt độ cao như nồi hơi…. Do vậy, để hạn chế tác hại trên cần áp dụng phương pháp làm mềm nước bằng hóa chất hoặc nhựa trao đổi ion  để khử calci đến giới hạn chấp nhận được.

Phương pháp xác định (phương pháp định phân) 

Độ cứng của nước chủ yếu do các muối calci và magnes tạo nên. Ở pH 12 – 13, magnes sẽ bị kết tủa dưới dạng hydroxyt. Calci còn lại sẽ kết hợp với chỉ thị màu tạo thành dung dịch có màu hồng. Khi định phân bằng  EDTA, EDTA tạo phức với calci. Tại điểm kết thúc, dung dịch chuyển từ màu hồng sang màu tím.

Các yếu tố ảnh hưởng 

– Mẫu chứa các nguyên tố kim loại ở nồng độ tương ứng sẽ cản trở việc xác định điểm cuối.

– Nếu nồng độ Ca2+ > 5.10-3 M, sẽ có cân bằng phụ tạo tủa Ca(OH)2 gây sai số thiếu.

– Nồng độ Mg2+ ban đầu cũng không được quá cao vì nếu kết tủa Mg(OH)2 quá nhiều cũng gây ra sai thiếu.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Độ cứng – chỉ tiêu ô nhiễm nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Độ cứng được hiểu thông thường là khả năng tạo bọt của nước với xà bông. Ion calci và magnes trong nước sẽ kết tủa với xà bông, do đó làm giảm sức căng bề mặt và phá hủy đặc tính tạo bọt. Những ion dương đa hóa trị khác cũng có thể kết tủa với xà bông, nhưng thường những ion này ở dưới dạng phức chất, hoặc là chất hữu cơ, do đó ảnh hưởng của chúng trong nước không đáng kể và rất khó xác định.

Nhìn chung độ cứng của nước thiên nhiên do các muối calci và magnes tạo nên. Ion calci hình thành do sự hòa tan của đá vôi dưới tác dụng của H2CO3 hay sự kiềm hóa của thạch cao bởi nước.Trên thực tế, độ cứng tổng cộng được xác định bằng tổng hàm lượng calci, magnes và được biểu thị bằng mg CaCO3/l.

Đơn vị đo độ cứng thường thay đổi tùy thuộc vào các nước: mg đl/l; độ Đức – doH; độ Anh – doE; độ Pháp – doF; mg CaCO3/l.

Ý Nghĩa Môi Trường

Nước cứng hầu như không độc hại đến sức khoẻ con người, tuy nhiên ở hàm lượng cao, nước cứng ảnh hưởng đến nhu cầu sinh hoạt (tiêu hao nhiều xà phòng, rau luộc lâu chín), nguy hiểm khi cấp nước cho lò hơi và một số ngành công nghiệp khác như dệt, phim ảnh…

Nước cứng chứa hàm lượng magne cao thường có vị chát. Thông thường nước mềm có độ cứng nhỏ hơn 50 mg CaCO3/l, còn nước cứng có độ cứng lớn hơn 300 mg CaCO3/l.

Phương pháp xác định (Phương Pháp Định Phân Bằng EDTA)

Ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) hoặc muối natri dẫn xuất (Na- EDTA)khi thêm vào dung dịch chứa những ion kim loại đa hóa trị dương, ở pH 10,0 ± 0,1, sẽ tạo thành các phức chất. Đối với hai ion calci và magnes, nếu có một lượng nhỏ chỉ thị màu hữu cơ như eriochrome black T, dung dịch sẽ trở nên màu đỏ rượu vang. Khi định phân bằng EDTA, phản ứng tạo phức giữa EDTA với ion calci, magnes sẽ làm chuyển màu dung dịch từ đỏ rượu vang sang xanh dương tại điểm kết thúc.

Các yếu tố ảnh hưởng

Sự có mặt của một vài ion kim loại nặng làm cho chỉ thị màu nhạt dần hay không rõ ràng tại điểm kết thúc. Có thể khắc phục trở ngại này bằng cách thêm chất che trước lúc định phân. Muối Mg-EDTA có tác dụng như một chất phản ứng kép vừa tạo phức với các kim loại nặng, vừa giải phóng Mg vào trong mẫu, có thể dùng thay thế cho các chất che có mùi khó chịu và độc tính.

Bảng hướng dẫn cách sử dụng chất che tùy thuộc hàm lượng kim loại nặng hay lượng polyphosphate có trong mẫu 

HÀM LƯỢNG TỐI ĐA CÁC CHẤT GÂY NHIỄM CẦN LOẠI BO, CHẤT CHE

Chất gây trở ngại Hàm lượng tối đa chất gây trở ngại

(mg/l)

Chất che 1 Chất che 2
NhômBasiumCadmiumCobaltĐồng

Sắt

Chì

Mangané (Mn2+)

Nickel

Strontium

Kẽm

Polyphosphate

20++Trên 20Trên 30

Trên 30

+

+

Trên20

+

+

20++0,320

5

20

1

0,3

+

200

10

Những lưu ý khi định phân:

– Kỹ thuật định phân, nhiệt độ định phân ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

– Định phân ở nhiệt độ đông đặc: kết quả kém chính xác do sự đổi màu diễn ra chậm.

– Định phân ở nhiệt độ cao: Chỉ thị màu bị phân hủy

pH có thể tạo ra môi trường dẫn đến kết tủa CaCO3. Nhưng định phân quá lâu cũng có thể hòa tan lại kết tủa. Nhằm giảm thiểu kết tủa CaCO3 tạo thành, việc định phân cần hoàn tất trong vòng 5 phút. Ba phương pháp sau đây làm giảm kết tủa CaCO3.

– Pha loãng mẫu bằng nước cất  để  tối giảm lượng CaCO3.

– Nếu khoãng giá trị độ cứng đã biết trước hay đã xác định bằng phương pháp định phân sơ bộ, thêm nhanh EDTA với khoảng 90% lượng cần dùng hay một tỷ lệ thích hợp tùy vào thể tích mẫu  trước khi chỉnh pH bằng dung dịch đệm.

– Axit hóa mẫu và khuấy trong vòng 2 phút để đuổi CO2 trước khi chỉnh pH. Xác định độ kiềm sau mỗi lần thêm axit.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Độ kiềm – chỉ tiêu ô nhiễm nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Độ kiềm biểu thị khả năng thu nhận proton H+ của nước. Độ kiềm trong nước do 3 ion chính tạo ra: hydroxide, carbonate và bicarbonate. Trong thực tế các muối acid yếu như borate, silicate cũng gây ảnh hưởng lớn đến độ kiềm. Một vài acid hữu cơ bền với sự oxy hóa sinh học như acid humic, dạng muối của chúng có khả năng làm tăng độ kiềm. Những nguồn nước ô nhiễm, muối của acid yếu như acid acetic, propionic cũng làm thay đổi độ kiềm. Ngoài ra, sự có mặt của ammonia cũng ảnh hưỡng đến độ kiềm tổng cộng của mẫu nước.

Độ kiềm đặc trưng cho khả năng đệm của nước.

Ý nghĩa môi trường

Nguồn nước mặt, ở điều kiện thích hợp, có sự xuất hiện của tảo. Chính quá trình phát triển và tăng trưởng của tảo giải phóng một lượng đáng kể carbonate và bicarbonate làm cho pH nước tăng dần có thể lên đến 9 – 10. Ngoài ra một số nguồn nước được xử lý với hóa chất ( làm mềm bằng vôi hay soda)  có chứa nhóm carbonate và OH làm tăng độ kiềm.

Phương pháp xác định (phương pháp chuẩn độ)

Xác định độ kiềm bằng phương pháp định phân thể tích với chỉ thị phenolphtalein và methyl cam (hoặc chỉ thị hỗn hợp bromoresol lục + methyl đỏ) trong từng giai đoạn và tùy trường hợp:

– Chỉ thị phenolphtalein sẽ có màu tím nhạt trong môi trường có ion hydroxide và ion carbonate, màu tím sẽ trở nên không màu khi pH < 8,3.

– Chỉ thị methyl cam cho màu vàng với bất kỳ ion kiềm nào và trở thành màu đỏ khi dung dịch trở thành acid. Việc định phân được xem là hoàn tất khi dung dịch có màu da cam (pH = 4,5).

Vì sự đổi màu của methyl cam khó nhận thấy, nên chọn định phân với chỉ thị hỗn hợp bromocresol lục + methyl đỏ có khoảng đổi màu rõ ràng.

Các yếu tố ảnh hưởng

– Lượng chlorine dư trong nước uống ảnh hưởng đến  kết quả định phân làm nhạt màu chất chỉ thị.

– Mẫu nước có độ màu và độ đục cao phải dùng phương pháp chuẩn độ điện thế.

– Những chất kết tủa, xà bông, chất dầu, chất rắn lơ lửng có thể phủ điện cực thủy tinh làm cho điểm cuối đến chậm. Để khắc phục hiện tượng này, có thể chùi electrode mỗi khi tiến hành thí nghiệm. Không lọc, pha loãng hay cô đặc mẫu.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Độ acid – chỉ tiêu ô nhiễm nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Độ acid biểu thị khả năng phóng thích ion H+  do sự có mặt của một số acid yếu trong nước như acid carbonic, acid tanic, acid humic (hình thành từ sự phân hủy chất hữu cơ và sự thủy phân các muối acid mạnh như sulfate nhôm, sắt …). Đặc biệt khi có sự hiện diện của các acid vô cơ, mẫu nước sẽ có pH rất thấp.

Nguồn nước thiên nhiên  luôn duy trì một thế cân bằng giữa các ion bicarbonate, carbonate và khí carbon dioxide hòa tan. Trong thực nghiệm, hai khoảng pH chuẩn được sử dụng để phân biệt độ acid bao gồm: Khoảng pH thứ nhất ứng với điểm đổi màu của chất chỉ thị methyl cam (từ 4,2 – 4,5) đánh dấu sự chuyển biến ảnh hưởng của các acid vô cơ mạnh sang vùng ảnh hưởng của carbonic acid. Khoảng pH thứ hai ứng với điểm đổi màu của chất chỉ thị phenolphtalein (từ 8,2 – 8,4) chuyển sang vùng ảnh hưởng của nhóm carbonate trong dung dịch.

Ý Nghĩa Môi Trường

Nước mang tính acid rất được chú ý do tính chất an mòn của chúng. Đặc biệt trong các quá trình xử lý sinh học, pH phải duy trỳ ở khoảng 6 – 9 . Do vậy, dựa vào độ acid của nước để tính chính xác lượng hóa chất sử dụng.

Phương pháp thí nghiệm(Phương pháp chuẩn độ)

Dùng dung dịch kiềm mạnh để định phân xác định độ acid.

– Độ acid do ảnh hưởng của acid vô cơ được xác định bằng cách định phân đến điểm đổi màu của chỉ thị methyl cam nên được gọi là ĐỘ ACID METHYL (dung dịch từ màu đỏ chuyển sang da cam).

– Kế tiếp, định phân xác định độ acid toàn phần đến điểm đổi màu của chỉ thị phenolphthalein, gọi là ĐỘ ACID TỔNG CỘNG (dung dịch không màu chuyển sang tím nhạt).

Các yếu tố ảnh hưởng

– Các chất khí hòa tan như CO2, H2S, NH3 có thể bị mất đi hoặc hòa tan vào mẫu trong quá trình lưu trữ hoặc định phân mẫu làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Có thể khắc phục  bằng cách định phân nhanh, tránh lắc mạnh và giữ nhiệt độ mẫu ổn định.

– Đối với mẫu nước cấp, hàm lượng chlorine dư cao, có tính tẩy màu làm ảnh hưởng đến kết quả định phân.

– Trong trường hợp mẫu có độ màu và độ đục cao, phải xác định độ acíd bằng phương pháp chuẩn độ điện thế.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

pH – chỉ tiêu ô nhiễm nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

PH là đại lượng đặc trưng cho tính acid hay kiềm trong mẫu nước và được định nghĩa theo hàm toán học như sau:

PH = – log { H+}

Phản ứng phân ly của nước được thể hiện theo phương trình:

H2O à H+  + OH

Theo định luật tác dụng khối lượng có thể viết:

[ H+} [OH]

KH2O =  —————–

[H2O]

[H+][OH] = KH2O x [H2O] = Kw

– Kw: tích số ion của nước

– [H+][OH]: Nồng độ của ion H+ và ion OH

– [H2O]: Nồng độ nước không phân ly

– KH2O: Hằng số phân ly của nước

Ở nhiệt độ 25oC, Kw = KH2O x [H2O] = 1,8 x 10-16 x 1000 /18 = 10-14

[H+] = [OH] = 10 –7

Giá trị pH được thể hiện theo thang đo từ 0 – 14, trong đó pH 7 được xem là pH trung tính.

[H+]  10o  10-1       10-2  10-3  10-4        10-5  10-6  10-7 10-8 10-9 10-10 10-1110-1210-13 10-14

0    1     2       3      4     5      6      7     8     9     10     11    12    13    14

———————————      —     ————————————

Môi trường acid          Môi trường trung hòa        Môi trường kiềm

Ý nghĩa môi trường

Trong lãnh vực cấp nước, pH liên quan đến tính ăn mòn, hòa tan và ảnh hưởng đến các quá trình xử lý nước như keo tụ, diệt khuẩn, làm mềm, khử sắt.

PH chi phối moi quá trình hoạt động của vi sinh vật trong nước. Vì vậy, pH cần được kiểm soát trong khoảng thích hợp khi xử lý nước thải bằng pháp sinh học.

Phương pháp xác định

Hai phương pháp thông thường để xác định pH là phương pháp so màu và phương pháp điện thế kế.

– Phương pháp so màu có dãy đổi màu tương ứng với khoảng pH rộng để chặn khoảng pH , sau đó dùng chỉ thị màu chuyên biệt (để đổi màu pH trong một khoảng giới hạn pH thay đổi hẹp)

– Phương pháp đo điện thế kế: dựa trên nguyên tắc chênh lệch điện thế giữa điện cực chuẩn calomel và điện cực H+, phương pháp này có độ chính xác cao. Việc sử dụng máy tùy theo nhà thiết kế,  do vậy thao tác đo và cách bảo quản  máy phải theo tài liệu hướng dẫn.

Các yếu tố ảnh hưởng

– Mẫu có độ màu, độ đục cao

– Mẫu có chứa các chất oxy hóa mạnh có tác dụng tẩy màu

– Nhiệt độ thay đổi gây ảnh hưởng trên mẫu, do vậy việc so màu nên chỉ tiến hành trong điều kiện phòng thí nghiệm.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Độ đục – chỉ tiêu ô nhiễm nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Độ đục của nước bắt nguồn từ sự hiện diện của một số các chất lơ lững có kích thước thay đổi từ dạng phân tán thô đến dạng keo, huyền phu (kích thước 0,1 – 10mm) . Trong nước, các chất gây đục thường là: đất sét,  chất hữu cơ, vô cơ, thực vật và các vi sinh vật bao gồm các loại phiêu sinh động vật.

Độ đục phát sinh từ nhiều nguyên nhân như:

– Đất, đá từ vùng núi cao đổ xuống đồng bằng (do hoạt động trồng trọt)

– Ảnh hưởng của nước lũ, làm xáo động lớp đất, lôi cuốn, phân rã xác động, thực vật.

– Chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

– Sự phát triển của vi khuẩn và một số vi sinh vật  (tảo …)

Ý Nghĩa Môi Trường

Độ đục ảnh hưởng quan trọng đến cấp nước công cộng: làm giảm vẽ mỹ quan, gây khó khăn cho quá trình lọc và khử khuẩn.

Phương pháp thí ngiệm

Có thể xác định độ đục bắng các phương pháp khác nhau như:

– Phương pháp cân khối lượng:  Loc mẫu sau đó cân khối lượng cặn. Nếu SS < 15 mg/l thì nước trong còn SS> 15 mg/l thì nước đục.

– Áp dụng phương pháp so màu theo nguyên tắc dựa trên sự hấp thu ánh sáng của các cặn lơ lửng có trong dung dịch.

Các yếu tố ảnh hưởng

Cặn lơ lững lớn có khả năng lắng nhanh, làm sai lệch kết quả đo.

Ong đo bị bẩn, mẫu có nhiều bọt khí và độ màu thực của mẫu là những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả độ đục.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Độ màu – chỉ tiêu ô nhiễm nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Nước thiên nhiên sạch thường không màu, màu của nước mặt chủ yếu do chất mùn, các chất hòa tan,  keo hoặc do thực vật thối rửa. Sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn và các chất thải công nghiệp cũng làm cho nước có màu.

Độ màu của nước được xác định theo thang màu tiêu chuẩn tính bằng đơn vị Pt-Co. Trong thực tế, độ màu có thể phân thành hai loại: độ màu thực và độ màu biểu kiến.

Độ màu biểu kiến bao gồm cả các chất hòa tan và các chất huyền phù tạo nên, vì thế màu biểu kiến được xác định ngay trên mẫu nguyên thủy mà không cần loại bỏ chất lơ lửng.

Độ màu thực được xác định trên mẫu đã ly tâm và không nên lọc qua giấy lọc vì một phần cấu tử màu dễ bị hấp thụ trên giấy lọc.

Ý nghĩa môi trường

Đối với nước cấp, độ màu biểu thị giá trị cảm quan, độ sạch của nước.  Riêng với nước thải, độ màu đánh giá phần nào mức độ ô nhiễm nguồn nước.

Phương pháp xác định

Nguyên tắc xác định độ màu dựa vào sự hấp thu ánh sáng của hợp chất màu có trong dung dịch , phương pháp xác định là phương pháp so màu

Các yếu tố ảnh hưởng

Độ đục ảnh hưởng đến việc xác định độ màu thật của mẫu

Khi xác định độ màu thực, không nên sử dụng giấy lọc vì một phần màu thực có thể bị hấp thụ trên giấy

Độ màu  phụ thuộc vào pH của nước, do đó trong bảng kết quả cần ghi rõ pH lúc xác định độ màu.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Thiết bị đo COD liên tục – online (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Nguyên lý hoạt động

– Không cần chuẩn bị mẫu: mẫu được đưa trực tiếp vào đường ống lấy mẫu của máy.

Nguyên lý đo:

Dưới tác dụng của bức xạ cực tím (UV) H2O2 tạo nên gốc OH có hoạt tính rất mạnh. Các gốc OH hoạt tính này tác dụng rất nhanh với các chất có khả năng oxy hóa trong mẫu nước/nước thải – quá trình oxy hóa hoàn toàn xảy ra trong vài phút và chúng ta có kết quả hiển thị.

– H2O2 là tác nhân không gây độc do không chứa các KLN như K2Cr2O7 là tác nhân đo COD thông thường, do vậy không gây các vấn đề ô nhiễm về thải bỏ mẫu sau khi đo.

Thông số kỹ thuật cơ bản

Chu trình đo: liên tục, không sử dụng hóa chất

Sử dụng phương pháp hấp thụ UV, cho kết quả tức thời <10 giây/ lần đo

Dải đo hấp thụ UV tại 254nm với nguồn đèn Xenon tuổi thọ từ 5-10 năm

Tự động bù trừ độ đục và độ màu

Hệ thống có thể đo đa chỉ tiêu. Khi cần thiết có thể nâng cấp, ghép nối đo thêm các chỉ tiêu khác như : Độ đục, Phenol, Dầu có 10% vòng thơm, Chlorophyl A, Rhodamin, Nitrate, Amoniac, pH, DO, TSS,… với module tín hiệu MI4-20mA.

Số kênh kết nối tối đa: 6

Tốc độ lấy mẫu:  0.5L/phút

Hiển thị màn hình LCD, cảm ứng

Hệ thống làm sạch tự động với bình chứa 2L bên ngoài

4 programmable relays

Ngõ ra:  4-20 mA isolated output;

Bộ nhớ máy lưu được kết quả hơn 1 tháng

Cổng RS232 nối máy tính, truy xuất số liệu qua cổng Hyperterminal

Dây nguồn 2m

Đáp ứng tiêu chuẩn chống thấm  IP65/Nema4X 500x300x150mm

Có thể gắn, treo trên tường hoặc trong tủ điện

Bơm lấy mẫu nhu động, bơm cao 5m, được tích hợp bên trong máy

Lưu lượng bơm:  0.6 litre/min

Hoạt động không liên tục để tăng tuổi thọ ống dẫn

Cung cấp cùng với 0.75 meter ống neoprene và 5m ống polyurethane và đầu nối

Nguồn 220VAC

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Thiết bị trong hệ thống quan trắc môi trường tự động – liên tục (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Nguyên lý làm việc như sau:

Các Sensor gắn trong hệ thống phân tích và báo động ô nhiễm pH, COD, BOD, DO, NO3, độ màu, độ đục . . .

Cấu trúc thiết bị gồm:

1. Hệ thống đo và thu thập dữ liệu chất lượng nước tại hiện trường

2. Hệ thống truyền dẫn dữ liệu

3. Hệ thống giám sát tại trung tâm.

Bộ điều khiển trung tâm có thể vận hành cho mọi đầu dò của hệ thống.

Bộ điều khiển sẽ điều khiển từ xa, dùng máy tính điều khiển, có modem để gửi về website.

Thiết bị quan trắc theo dõi việc phát thải nước thải công nghiệp, định lượng phát thải công nghiệp, quan trắc theo yêu cầu xử lý, quan trắc ảnh hưởng của chất thải… Trên màn hình sẽ hiện lên các thông số đo được như: pH, COD, BOD, DO, NO3, độ màu, độ đục . . .

Ngoài ra, hệ thống còn ứng dụng trong các lĩnh vực:

– Quan trắc hệ thống nuôi trồng thủy hải sản

– Quan trắc hệ thống thủy lợi

– Hệ thống thông tin, cảnh báo trong khí tượng thủy văn . . .

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , , ,

Hệ thống quan trắc nước thải tự động – liên tục – online

Hệ thống quan trắc tự động nước thải này có 3 phần chính, gồm:

1. Hệ thống đo và thu thập dữ liệu chất lượng nước tại hiện trường

2. Hệ thống truyền dẫn dữ liệu

3. Hệ thống giám sát tại trung tâm.

Mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước thải bao gồm các thiết bị đo đặt ở vị trí nước thải đầu ra của các nhà máy và trạm xử lý nước thải tập trung của KCX-KCN; nhiều trạm con dùng để thu nhận dữ liệu ban đầu và chuyển về trạm trung tâm để xử lý số liệu tổng hợp.

Tại các trạm này sử dụng các phần mềm thu nhận và quản lý dữ liệu nhằm phục vụ việc phân tích và tổng hợp số liệu về chất lượng nước thải ở những nơi được đo. Hệ thống có thể xác định được mức độ ô nhiễm của nước qua những thông số về độ pH, lượng chất rắn lơ lửng, nhu cầu ôxy hóa học, lưu lượng nước…

Thay vì kiểm tra định kỳ như trước đây, hệ thống này có thể kiểm soát chất lượng nước một cách liên tục, thu thập và phân tích dữ liệu cho ra kết quả ngay lập tức.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , , ,

Xác định DO – oxy hòa tan trong nước (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

1. DO là gì?

DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông (assimilative capacity – AC). Đơn vị tính của DO thường dùng là mg/l.

2. Phương pháp xác định DO

Có thể xác định DO bằng hai phương pháp khác nhau:

– Phương pháp Winkler (hóa học).

– Phương pháp điện cực oxy hòa tan – máy đo oxy.

3. Kỹ thuật phân tích

3.1.Phương pháp Winkler

Cách tiến hành: Oxy trong nước được cố định ngay sau khi lấy mẫu bằng hỗn hợp chất cố định (MnSO4, KI, NaN3), lúc này oxy hòa tan trong mẫu sẽ phản ứng với Mn2+ tạo thành MnO2. Khi đem mẫu về phòng thí nghiệm, thêm acid sulfuric hay phosphoric vào mẫu, lúc này MnO2 sẽ oxy hóa I- thành I2. Chuẩn độ I2 tạo thành bằng Na2S2O3 với chỉ thị hồ tinh bột. Tính ra lượng O2 có trong mẫu theo công thức:

DO (mg/l) = (VTB x N/ VM ) x 8 x 1.000

Trong đó:

VTB: là thể tích trung bình dung dịch Na2S2O3 0,01N  (ml) trong các lần chuẩn độ.

N: là nồng độ đương lượng gam của dung dịch Na2S2O3 đã sử dụng.

8: là đương lượng gam của oxy.

VM: là thể tích (ml) mẫu nước đem chuẩn độ.

1.000: là hệ số chuyển đổi thành lít.

3.2.Phương pháp điện cực oxy hoà tan- máy đo oxy

Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Máy đo DO được dùng để xác định nồng độ oxy hòa tan ngay tại hiện trường. Điện cực của máy đo DO hoạt động theo nguyên tắc: dòng điện xuất hiện trong điện cực tỷ lệ với lượng oxy hòa tan trong nước khuếch tán qua màng điện cực, trong lúc đó lượng oxy khuếch tán qua màng lại tỷ lệ với nồng độ của oxy hòa tan. Đo cường độ dòng điện xuất hiện này cho phép xác định được DO.
 

Nhãn: , , , , , ,

Quá trình hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Để thiết kế và vận hành một bể xử lý sinh học có hiệu quả chúng ta phải nắm vững các kiến thức sinh học có liên quan đến quá trình xử lý. Trong các bể xử lý sinh học các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng hàng đầu vì nó chịu trách nhiệm phân hủy các thành phần hữu cơ trong nước thải. Trong các bể bùn hoạt tính một phần chất thải hữu cơ sẽ được các vi khuẩn hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc sử dụng để lấy năng lượng để tổng hợp các chất hữu cơ còn lại thành tế bào vi khuẩn mới. Vi khuẩn trong bể bùn hoạt tính thuộc các giống Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flavobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium và hai loại vi khuẩn nitrát hóa là Nitrosomonas và Nitrobacter. Ngoài ra còn có cácloại hình sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix và Geotrichum. Ngoài các vi khuẩn các vi sinh vật khác cũng đóng vai trò quan trọng trong các bể bùn hoạt tính. Ví dụ như các nguyên sinh động vật và Rotifer ăn các vi khuẩn làm cho nước thải đầu ra sạch hơn về mặt vi sinh.

Khi bể xử lý được xây dựng xong và đưa vào vận hành thì các vi khuẩn có sẵn trong nước thải bắt đầu phát triển theo chu kỳ phát triển của các vi khuẩn trong một mẻ cấy vi khuẩn. Trong thời gian đầu, để sớm đưa hệ thống xử lý vào hoạt động ổn định có thể dùng bùn của các bể xử lý đang hoạt động gần đó cho thêm vào bể mới như là một hình thức cấy thêm vi khuẩn cho bể xử lý. Chu kỳ phát triển của các vi khuẩn trong bể xử lý bao gồm 4 giai đoạn:

       Giai đoạn chậm (lag-phase): xảy ra khi bể bắt đầu đưa vào hoạt động và bùn của các bể khác được cấy thêm vào bể. Đây là giai đoạn để các vi khuẩn thích nghi với môi trường mới và bắt đầu quá trình phân bào.

       Giai đoạn tăng trưởng (log-growth phase): giai đoạn này các tế bào vi khuẩn tiến hành phân bào và tăng nhanh về số lượng. Tốc độ phân bào phụ thuộc vào thời gian cần thiết cho các lần phân bào và lượng thức ăn trong môi trường.

       Giai đoạn cân bằng (stationary phase): lúc này mật độ vi khuẩn được giữ ở một số lượng ổn định. Nguyên nhân của giai đoạn này là (a) các chất dinh dưỡngcần thiết cho quá trình tăng trưởng của vi khuẩn đã bị sử dụng hết, (b) số lượng vi khuẩn sinh ra bằng với số lượng vi khuẩn chết đi.

       Giai đoạn chết (log-death phase): trong giai đoạn này số lượng vi khuẩn chết đi nhiều hơn số lượng vi khuẩn được sinh ra, do đó mật độ vi khuẩn trong bể giảm nhanh. Giai đoạn này có thể do các loài có kích thườc khả kiến hoặc là đặc điểm của môi trường.

Cũng cần nó thêm rằng đồ thị trên chỉ mô tả sự tăng trưởng của một quần thể vi khuẩn đơn độc. Thực tế trong bể xử lý có nhiều quần thể khác nhau và có đồ thị tăng trưởng giống nhau về dạng nhưng khác nhau về thời gian tăng trưởng cũng như đỉnh của đồ thị. Trong một giai đoạn bất kỳ nào đó sẽ có một loài có số lượng chủ đạo do ở thời điểm đó các điều kiện như pH, oxy, dinh dưỡng, nhiệt độ… phù hợp cho loài đó. Sự biến động về các vi sinh vật chủ đạo trong bể xử lý được biểu diễn trong hình bên dưới. Khi thiết kế và vận hành hệ thống xử lý chúng ta phải để ý tới cả hệ vi sinh vật này, không nên nghĩ rằng đây là một “hộp đen” với những vi sinh vật bí mật.

Như đã nói ở trên vi khuẩn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong các bể xử lý nước thải. Do đó trong các bể này chúng ta phải duy trì một mật độ vi khuẩn cao tương thích với lưu lượng các chất ô nhiễm đưa vào bể. Điều này có thể thực hiện thông qua quá trình thiết kế và vận hành. Trong quá trình thiết kế chúng ta phải tính toán chính xác thời gian tồn lưu của vi khuẩn trong bể xử lý và thời gian này phải đủ lớn để các vi khuẩn có thể sinh sản được. Trong quá trình vận hành, các điều kiện cần thiết cho quá trình tăng trưởng của vi khuẩn (pH, chất dinh dưỡng, nhiệt độ, khuấy trộn…) phải được điều chỉnh ở mức thuận lợi nhất cho vi khuẩn.

(Sưu tầm)
Nguyễn Hoàng Lâm
envilam@gmail.com – 0945 293 292
 

Nhãn: , , , , , ,

Thiết bị trong xử lý nước thải – phương pháp lý học (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

  Lưu lượng kế (Flow-mettering device)

  Bể điều lưu (Flow equation tank)

  Song chắn rác (Bar racks)

  Bể lắng cát (Grit-Chamber)

  Khuấy trộn (Mixing devices)

  Bể lắng sơ cấp (Primary sedimentation tank)

  Bể keo tụ và tạo bông cặn (Coagulation and Floculation)

  Bể tuyển nổi (Floatation – chamber)

  Bể lọc nước thải bằng các hạt lọc (Filtration)

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: , , , , , ,

Các phương pháp xử lý nước thải (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Theo bản chất của phương pháp xử lý nước thải, người ta có thể chia chúng thành phương pháp lý học, phương pháp hóa học, phương pháp sinh học. Một hệ thống xử lý hoàn chỉnh thường kết hợp đủ các thành phần kể trên. Tuy nhiên tùy theo tính chất của nước thải, mức độ tài chính và yêu cầu xử lý mà người ta có thể cắt bớt một số các công đoạn.

Theo mức độ xử lý người ta có thể chia làm xử lý sơ cấp, xử lý thứ cấp, xử lý tiên tiến hay xử lý cấp ba.

Các phương pháp lý học (cơ học)

Các phương pháp sinh học

Xử lý sơ cấp

Xử lý thứ cấp

Xử lý cấp ba

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: , , , , , ,

ISO 14001 – các yếu tố cần xem xét (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Các yếu tố cần xem xét để xây dựng và phát triển hệ thống ISO 14001:

1. Nhận diện các khía cạnh môi trường của tổ chức của bạn. Nghiên cửu những điều kiện hoạt động bình thường và bất thường, cũng như các tai nạn, thảm họa và những tình huống khẩn cấp. Xác định các khía cạnh môi trường đã liên kết với tất cả các điều kiện và tình huống hoạt động.

2. Làm rõ các yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác mà áp dụng cho các khía cạnh môi trường của tổ chức của bạn. Các yêu cầu luật pháp bao gồm quốc gia, quốc tế cũng như luật và qui định của vùng và địa phương. Các yêu cầu khác bao gồm những thỏa thuận mà được thiết lập với các chính phủ, khách hàng, nhóm cộng đồng và khác cũng như những cam kết, hướng dẫn, nguyên tắc hoặc các qui tắc thực hiện mà ảnh hưởng như thế nào đến các khía cạnh môi trường phải được quản lý.

3. Nghiên cứu các chính sách, thủ tục, thực hiện quản lý môi trường hiện tại của tổ chức của bạn. Đặc biệt chú ý đến các chính sách, thủ tục, thực hiện mua hàng và hợp đồng của tổ chức của bạn.

4. Xác định phạm vi của EMS của bạn. Khi ISO 14001 yêu cầu bạn xác định phạm vi của hệ thống quản lý môi trường của bạn, nó yêu cầu bạn xác định ranh giới của nó. Bạn có thể chọn để áp dụng toàn bộ tổ chức hoặc chỉ với một đơn vị hoặc phương tiện hoạt động đặc biệt. Một khi bạn được thực hiện quyết định này, bạn phải xác định phạm vi hoạch ranh giới của EMS của bạn. Từ nay trở đi, tất cả các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ mà rơi vào trong ranh giới này phải tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14001.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 
1 bình luận

Posted by trên 18/04/2011 in ISO 14001 - EMS

 

Nhãn: , , , , , ,

ISO 14001 – yêu cầu tiêu chuẩn so với thực tế (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Khi xem xét các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, phải căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó có:

1)   Qui mô của tổ chức của bạn.

2)   Địa điểm của tiêu chuẩn của bạn.

3)   Phạm vi của EMS của tổ chức của bạn.

4)   Nội dung của chính sách môi trường của bạn.

5)   Bản chất của các hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ của bạn.

6)   Tác động môi trường vào các khía cạnh môi trường của bạn.

7)   Luật pháp và các yêu cầu khác mà phải đáp ứng

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: , , , , , ,

ISO 14001 – các bước thực hiện (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

1) Lãnh đạo đưa ra cam kết thực hiện
Cam kết của lãnh đạo là một yêu cầu đặc biệt quan trọng cho việc xây dựng thành công HTQLMT. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp đã hiểu những lợi ích đem lại về mặt môi trường và kinh tế đem lại bởi ISO 14000, họ sẽ quan tâm hơn và sẽ đầu tư thích đáng các nguồn lực cần thiết cho việc xây dựng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

2) Thành lập nhóm chuyên trách ISO 14001
Để có nhân lực thực hiện việc xây dựng HTQLMT, doanh nghiệp cần thành lập nhóm dự án nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng và thực hiện. Nhóm này sẽ là đầu mối hoạt động, có trách nhiệm thúc đẩy các thành viên khác trong doanh nghiệp, hướng dẫn và giúp đỡ họ trong quá trình thực hiện. Thông thường, thành viên của nhóm là trưởng các phòng ban của các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp nhưng số lượng không nên quá lớn, trong đó cần có một người nhóm trưởng đại diện cho lãnh đạo doanh nghiệp, trong đó cần đề cử ít nhất 1 người chuyên trách về HTQLMT (Đại diện lãnh đạo về môi trường – EMR). Người này cũng có thể coi là nhóm trưởng của nhóm chuyên trách ISO 14001

3) Xác định các khía cạnh môi trường
Để xác định được các khía cạnh môi trường, doanh nghiệp phải xác định xem các hoạt động sản xuất, dịch vụ và sản phẩm của mình có tương tác như thế nào với môi trường. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ hữu ích nhằm xác định các khía cạnh môi trường như thiết lập sơ đồ dòng chảy, thiết lập cân bằng nguyên vật liệu…

4) Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu cần đạt của HTQLMT
Trong việc xác định các mục tiêu và chỉ tiêu, doanh nghiệp cần cân nhắc tới:

– Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác doanh nghiệp cần tuân thủ.

– Các khía cạnh môi trường đáng kể đã được xác định

– Các giải pháp công nghệ phù hợp

– Khả năng tài chính, vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp

Đặc biệt cần lưu ý các mục tiêu và chỉ tiêu phải phản ánh được hoạt động thực tế của doanh nghiệp và chỉ rõ kết quả đạt được sẽ là gì (các mục tiêu và chỉ tiêu phải định lượng được).

5) Xây dựng chương trình QLMT của doanh nghiệp

Nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra, doanh nghiệp cần đề ra các chương trình quản lý môi trường cụ thể để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó. Để đảm bảo tính hiệu quả, chương trình QLMT cần chỉ định trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân trong việc tiến hành các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu đề ra; xác định phương tiện, phương thức, công cụ, nguồn lực cần thiết cũng như khung thời gian để đạt được các mục tiêu và chỉ đó.

6) Tiến hành đánh giá Nội bộ Hệ thống Quản trị môi trường
Công việc đánh giá môi trường sơ bộ gồm 2 nội dung chính: Đánh giá hiện trạng môi trường và Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý môi trường.

Công việc này bao gồm một số hoạt động như:

– Xác định dòng chất thải

– Xác định các khía cạnh môi trường

– Xác định luật pháp về môi trường và các yêu cầu khác cần tuân thủ

– Xác định phương thức quản lý môi trường hiện tại

Tất cả các công việc trên nhằm mục đích xác định hiện trạng môi trường cũng như hiện trạng HTQLMT của doanh nghiệp, từ đó đề ra những việc cần làm tiếp theo để xây dựng HT QLMT theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001
Sau khi đã hoàn thành công tác xây dựng HTQLMT, văn bản hoá toàn bộ hệ thống, bước tiếp theo của quá trình là doanh nghiệp tiến hành tự xem xét lại hệ thống của mình, so sánh với tiêu chuẩn nhằm xác định hệ thống của mình đã đảm bảo tuân thủ mọi yêu cầu đề ra của tiêu chuẩn hay chưa nhằm chuẩn bị cho công tác đánh giá chứng nhận. Đây là một trong các yêu cầu của giai đoạn kiểm tra sau khi đã xây dựng và thực hiện hệ thống. Việc kiểm tra quá trình thực hiện là rất quan trọng nhằm xác định và giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống. Đánh giá một cách định kỳ HTQLMT giúp lãnh đạo doanh nghiệp nắm được liệu tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 có được thực hiện hay không và hiệu quả của các quá trình thực hiện đó như thế nào

7) Đánh giá của bên thứ 3 và đăng ký chứng nhận phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 14001 về HTQLMT
Sau khi đã tiến hành đánh giá nội bộ và hoàn thành việc sửa chữa những điểm còn thiếu sót, doanh nghiệp có thể đăng ký để tiến hành đánh giá. Việc lựa chọn cơ quan để đăng ký chứng nhận tuỳ thuộc vào doanh nghiệp. Hiện nay tại Việt nam có một số cơ quan chứng nhận có uy tín như Quacert thuộc Tổng cục TC-ĐL-CL hay một số công ty nước ngoài như DAS Certification, DNV, SGS… Thông thường, quá trình đánh giá của cơ quan chứng nhận bao gồm 2 giai đoạn:

– Đánh giá tiền chứng nhận

– Đánh giá chứng nhận.

Quá trình đánh giá trước chứng nhận chủ yếu là tiến hành đánh giá hệ thống tài liệu của HTQLMT. Sau khi tiến hành đánh giá trước chứng nhận khoảng 1 tháng (thời gian để doanh nghiệp khắc phục các điểm còn thiếu sót sau khi đánh giá trước chứng nhận), cơ quan đánh giá sẽ tiếp tục tiến hành đánh giá chứng nhận. Nếu đạt thì sẽ được cấp giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận có giá trị trong vòng 3 năm, sau mỗi 3 năm doanh nghiệp sẽ phải tiến hành đánh giá lại. Trong 3 năm đó, cứ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm, cơ quan chứng nhận sẽ đến và đánh giá duy trì HTQLMT của doanh nghiệp

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: , , , , , ,

ISO 14001 – giải quyết khó khăn (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Tiếp theo bài viết: ISO 14001 – khó khăn trong thực hiện

Phương pháp giải quyết những khó khăn:

– Cập nhật liên tục những yêu cầu pháp luật mới được ban hành như: các thông tư, nghị định của địa phương hoặc của chính phủ ban hành

– Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty bằng cách  tổ chức các khóa đào tạo nhận thức về quản lý môi trường

– Cử nhân viên tham gia các khóa đào tạo về môi trường do các tổ chức giảng dạy

– Mời các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm, am hiểu luật định, các thông tư, hướng dẫn có liên quan đến môi trường.

– Xây dựng hệ thống giám sát để kiểm soát toàn bộ hoạt động quản lý môi trường

– Lắng nghe những phản hồi từ cộng đồng xung quanh để kịp thời điều chỉnh

– Lãnh đạo phải xem xét lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp khi có những tác động trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường

Phải quan tâm và có những chỉ đạo kịp thời để đảm bảo hệ thống quản lý môi trường vận hành một cách hiệu quả.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: , , , , , ,

ISO 14001 – khó khăn trong thực hiện (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Những khó khăn mà hầu hết doanh nghiệp gặp phải khi xây dựng và áp dụng  tiêu chuẩn ISO 14001:

– Khi xác định khía cạnh môi trường và đánh giá tác động môi trường chưa lưu ý đến các yêu cầu của luật pháp.

– Phương pháp đánh giá để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa thường không thống nhất và thiếu sự nhất quán trong việc xác định chuẩn mực khía cạnh môi trường có ý nghĩa.

– Việc cập nhật các yêu cầu của luật định không thường xuyên và thường có nhiều thiếu sót, thường khó khăn trong việc triển khai các yêu cầu của luật định vào áp dụng thực tiễn.

– Việc thực hiện kiểm soát điều hành như quản lý hóa chất, quản lý rác thải, điện, gas…còn hạn chế do nhận thức chung của nhân viên về vấn đề môi trường.

– Đầu tư kinh phí phục vụ cho xử lý các chất thải

– Việc theo dõi, giám sát chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến sự lệch lạc trong quá trình kiểm soát điều hành.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: , , , , , ,

ISO 14001 – các điều khoản (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Để phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, tổ chức phải xây dựng hệ thống quản lý môi trường của mình có đề cập đến các điều khoản của tiêu chuẩn ISO 14001.

Tổ chức phải:

1. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn (4.1).

2. Thiết lập một chính sách môi trường (4.2).

3. Xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình (4.3.1).

4. Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ (4.3.2).

5. Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu môi trường và kế hoạch để đạt được các mục  tiêu và chỉ tiêu này (4.3.3).

6. Xác định, lập thành văn bản và thông báo về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn (4.4.1).

7. Xác định nhu cầu đào tạo (4.4.2).

8. Thiết lập và duy trì các thủ tục thông tin liên lạc nội bộ và bên ngoài (4.4.3).

9. Thiết lập và phổ biến các tài liệu của hệ thống quản lý môi trường (4.4.4).

10. Kiểm soát các tài liệu được áp dụng (4.4.5).

11. Đảm bảo rằng các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa được thực hiện dưới các điều kiện đặc biệt (4.4.6).

12. Thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp  (4.4.7).

13. Giám sát và đo lường các đặc trưng chủ chốt của các hoạt động của mình có thể gây tác động đáng kể đến môi trường (4.5.1).

14. Đánh giá sự tuân thủ (vớI các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và tổ chức đề ra) (4.5.2).

15. Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xử lý và điều tra sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa (4.5.3).

16. Thiết lập và duy trì thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý các hồ sơ môi trường (4.5.4).

17. Lập chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường để xác định sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 và hệ thống quản lý môi trường (4.5.5).

18. Thiết lập quá trình xem xét lại hệ thống quản lý môi trường nhằm đảm bảo tính thích hợp, đầy đủ và hiệu quả liên tục của hệ thống (4.6).

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

ISO 14001 – lợi ích cho doanh nghiệp (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Thực hiện ISO 14001 sẽ tác động tích cực đến thành công của doanh nghiệp/công ty và đem lại các lợi ích sau:

1. Cải thiện hình ảnh của công ty cũng như các mối quan hệ đối với khách hàng, chính quyền và công đồng địa phương.

2. Việc sử dụng tốt hơn nguồn nước và năng lượng, lựa chọn kỹ càng nguồn nguyên liệu và tái chế chất thải có kiểm sóat gíup tiết kiệm chi phí và tăng sức cạnh tranh.

3. Giảm bớt gánh nặng tài chính nhờ vào chiến lược qủan lý phản ứng kịp thời như là hành động khắc phục, lọai trừ việc nộp tiền phạt cho những vi phạm pháp luật.

4. Bảo đảm phù hợp những quy định về môi trường và gỉam thiểu nguy cợ về các khỏan phạt và kiện tụng.

5. Cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tinh thần của người lao động và sự gắn bó với gía trị của công ty.

6. Mở ra những cơ hội kinh doanh khi thị trường đang coi trọng những quy trình sản xuất sạch.

7. Những khách hàng có nhận thức đối với môi trường sẽ ưa thích kinh doanh với những doanh nghiệp có thể chứng minh cam kết bảo vệ môi trường.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

ISO 14001 là gì? (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO 14000.

Bộ tiêu chuẩn này gồm 3 nhóm chính:

1. Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường.

2. Nhóm hỗ trợ hướng về sản phẩm.

3. Nhóm hệ thống quản lý môi trường.

 

Phạm vi áp dụng ISO 14000:

Tất cả các doanh nghiệp.

Các khu vực như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, xuất nhập khẩu, buôn bán, phân phối, lưu kho, vận tải hàng hoá, khai thác.

Các cơ quan như trường học, các cơ quan chính phủ và các tổ hợp quân sự.

 

Cho đến nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn: ,

Cơ chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Tiếp theo bài viết: Khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường tại danh nghiệp

Một số đề xuất khuyến nghị về cơ chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường:

+ Thứ nhất, về phí và lệ phí môi trường: Nhà nước cần cho áp dụng các loại phí và lệ phí theo pháp lệnh. Các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành cần được khẩn trương soạn thảo và đưa ra thực thi đồng bộ để hạn chế, ngăn ngừa các hành vi gây ô nhiễm hay bù đắp chi phí Nhà nước đã bỏ ra để BVMT. Đó là phí nước thải, rác thải, phí gây ô nhiễm không khí, phí gây tiếng ồn…. , phí đánh vào đối tượng thụ hưởng, phí đánh vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi sử dụng có thể gây ô nhiễm. Số thu được từ phí cần quy định là nguồn thu của quỹ môi trường để hỗ trợ các hoạt động cải thiện môi trường.

+ Thứ hai, về thuế, đề nghị Nhà nước áp dụng chính sách miễn giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm nhất định cho các dự án đầu tư cải thiện môi trường sản xuất ở doanh nghiệp sau khi dự án hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động. Đó là đầu tư vào công nghệ sản xuất sạch hơn, vào thiết bị ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Khoảng thời gian áp dụng cần đủ dài để cơ sở doanh nghiệp có đủ điều kiện thu hồi vốn đầu tư và khuyến khích đầu tư mạnh hơn nữa vào BVMT. Đồng thời miễn giảm thuế đối với phần lợi nhuận hay chi phí mà các doanh nghiệp dành để đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ và cán bộ chịu trách nhiệm đối với sản xuất sạch và BVMT liên quan đến sản xuất trong doanh nghiệp.

+ Thứ ba, về hỗ trợ vốn doanh nghiệp: Cơ chế hỗ trợ vốn thích hợp cho các doanh nghiệp là thông qua quỹ môi trường. Do đó đề nghị sớm thành lập quỹ môi trường quốc gia và hoàn thiện mô hình hoạt động của các quỹ môi trường địa phương. Hiện nay quỹ môi trường Hà nội đã qua giai đoạn thử nghiệm, nhiều kết quả có tác dụng tốt cho việc BVMT ở các doanh nghiệp cần được nhân rộng.

+ Thứ tư, về việc hạch toán chi phí liên quan đến môi trường trong giá thành sản phẩm sản xuất ra cần lưu ý các trường hợp như sau: Nếu chi phí tính đủ làm đội giá thành của sản xuất thì trong một giai đoạn nào đó cần phải bóc tách khoản này để tính toán lại cơ sở đánh thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế lợi tức. Hoặc đưa ra điều kiện ràng buộc cho miễn giảm thuế gắn với việc hợp lý hóa được sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến hay công nghệ sạch hơn ngay tại doanh nghiệp.

(Sưu tầm – Trích: Hội nghị Môi trường Toàn quốc lần thứ 3, Khoa học chuyên đề)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

Khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường tại danh nghiệp (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp đang là vấn đề nan giải, gặp nhiều khó khăn và cần sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan, ban, ngành.

Việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập như:

– Doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường, hoặc không quan tâm đến cải thiện môi trường; việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường tại doanh nghiệp chỉ mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng chứ chưa xuất phát từ ý thức; thiếu chiến lược quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường đối với thị trường trong nước và quốc tế.

– Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước cũng là một trong những khó khăn đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp. Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà nước, các cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.

– Việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào. Tính hiệu quả trong công tác thực thi yêu cầu pháp luật trong bảo vệ môi trường còn chưa cao dẫn tới nản lòng và thiệt thòi cho những tổ chức quan tâm và đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.

Một thực trạng cần được nhanh chóng chấn chỉnh là có một số nhà máy, xí nghiệp ra đời trước khi có chủ trương quy hoạch. Chủ đầu tư thường chủ động chọn địa điểm xây dựng trước, sau đó hợp pháp hóa các thủ tục và tiến hành sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến nhiều cơ sở xây dựng đan xen trong khu dân cư, trên một đơn vị hành chính, một đoạn sông.

Tình trạng trên đây đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài việc phân bố sản xuất không đồng đều, quá tải môi trường, đa số mặt bằng chỉ vừa đủ cho bố trí máy móc, thiết bị và các công đoạn sản xuất, hậu cần và trụ sở văn phòng, thiếu đất cho xây dựng hệ thống xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

(Sưu tầm – Trích: Hội nghị Môi trường Toàn quốc lần thứ 3, Khoa học chuyên đề)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: , , ,

Rào cản thương mại liên quan đến môi trường (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Toàn cầu  hoá kinh tế được thông qua một kênh chủ yếu đó là hoạt động thương mại tự do – chiếc cầu khổng lồ nối vòng tay lớn và đồng thuận giữa các nước trên thế giới.

Tuy nhiên, để có sự đồng thuận vận hành suôn sẻ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng phải có những quy định thống nhất, tạo sự bình đẳng, công khai, và theo đó là giám sát việc thực hiện của các thành viên mà ta thường gọi là những “rào cản” thương mại.

Hàng rào thuế quan – Thuế quan được áp dụng trước hết là nhằm mục đích tăng nguồn thu ngân sách cho chính phủ, sau đó là vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành sản xuất quan trọng hay còn non trẻ của nước mình.

Các hàng rào phi thuế quan – Các hàng rào này bao gồm: hạn ngạch, cấp phép, định giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hoá trước khi xuống tầu, các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác, trợ cấp, chống bán phá giá, sở hữu trí tuệ…

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO được chia ra làm ba cấp độ rõ rệt là đèn đỏ, đèn vàng và đèn xanh như trong giao thông. Với “đèn đỏ” cấm hoàn toàn – bao gồm các khoản trợ cấp căn cứ vào thành tích xuất khẩu hay khuyến khích sử dụng hàng trong nước; “đèn vàng” tức là các loại trợ cấp được phép sử dụng, song cũng có thể bị kiện hoặc áp dụng biện pháp đối kháng; cuối cùng là cấp “đèn xanh” là những trợ cấp chung được thả nổi hoàn toàn, bởi ít bóp méo hoạt động thương mại như phổ biến và hỗ trợ nghiên cứu phát triển, hỗ trợ vùng khó khăn, hỗ trợ cải tiến trang thiết bị đang sử dụng để đáp ứng các quy định mới về môi trường.

Các quy định về kỹ thuật, vệ sinh, nhãn mác… Cùng với những nỗ lực giảm thuế và điều chỉnh các biện pháp phi thuế truyền thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mang tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi trường, nhãn mác sản phẩm. Đây là phạm vi chứa đựng nhiều quy định khá phức tạp và hết sức chặt chẽ.

Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và xu hướng điều tiết các rào cản truyền thống, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản trá hình và tinh vi hơn, thường là liên quan tới các tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi trường, lao động, với mục đích cuối cùng là đạt được nhiều giá trị thặng dư cho doanh nghiệp mình, đất nước mình trong sân chơi chung toàn cầu.

(Sưu tầm – Trích)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn: ,

Bảo vệ môi trường có lợi gì cho doanh nghiệp? (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Bảo vệ môi trường (BVMT) không phải là đi ngược lại với lợi nhuận doanh nghiệp. Tăng chi phí cho BVMT nhưng bù lại doanh nghiệp có cơ hội bán được số lượng hàng hóa lớn hơn. Người tiêu dùng trong xã hội văn minh không chỉ muốn có hàng hóa có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, điều kiện giao hàng thuận lợi… mà hàng hóa đó còn phải thân thiện với môi trường. Ngược lại, hàng hóa của những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường sẽ có nguy cơ bị tẩy chay. Ở các nước phát triển, nơi mà người tiêu dùng có ý thức cao trong việc BVMT, các doanh nghiệp có ý thức BVMT thường giành được cảm tình của khách hàng. Sản phẩm của các công ty đạt chứng nhận môi trường ISO:14.000 được khách hàng ưa thích và lựa chọn, mặc dù những sản phẩm đó có thể có giá bán cao hơn sản phẩm cùng loại. Đón bắt quy luật phát triển tất yếu của xã hội, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không thể không quan tâm đến tâm lý này của người tiêu dùng.

Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi hàng rào về thuế quan ngày càng giảm xuống theo tiến trình cam kết tự do thương mại giữa các nước thì các hàng rào kỹ thuật ngày càng gia tăng với những tiêu chuẩn khắt khe hơn. Hàng rào kỹ thuật với rất nhiều quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì, đóng gói; tiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, về BVMT sinh thái… nhằm bảo đảm sức khỏe cộng đồng người tiêu dùng. Khách hàng sẽ ngày càng chú ý đến mức độ sạch của sản phẩm, trong đó có sạch về môi trường. Việc BVMT sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập vào thị trường quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm. Nếu chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà xao lãng, quay lưng hoặc phá hủy môi trường, các doanh nghiệp sẽ tự đào thải trên con đường phát triển hội nhập của đất nước.

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến BVMT đã phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với lợi thế về vốn, khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý, đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường được các Bộ, ban, ngành của Việt Nam cũng như xã hội công nhận như: Công ty Ford Việt Nam với Cúp vàng Môi trường (2007) do Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng, Công ty Khu công nghiệp Việt Nam- Singapo (VSIP) đạt giải Doanh nghiệp thân thiện với môi trường tại Giải thưởng Rồng vàng năm 2009… Một số doanh nghiệp trong nước đã chủ động áp dụng các giải pháp xử lý chất thải và đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất như: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại thành công trong đề tài tách dầu mazút ra khỏi nước thải để phục vụ cho sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam với mục tiêu hướng tới “Mỏ sạch – an toàn – hiện đại”.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước, xây dựng được một thương hiệu “sản phẩm xanh” như: Công ty Mây tre lá Âu Cơ (Quảng Nam), Công ty Chè Ngọc Lập (Phú Thọ), Công ty Mía đường Sông Lam (Nghệ An)… Sau khi thay đổi quy trình sản xuất, cải tiến đổi mới công nghệ, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch, sản phẩm của các công ty không những chiếm lĩnh thị phần trong nước mà còn tăng nhanh về khối lượng xuất khẩu, được bạn hàng quốc tế đánh giá cao, đồng thời đem lại niềm tin cho xã hội và cộng đồng dân cư.

Nhiều doanh nghiệp xử lý triệt để chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất, nghiên cứu cải tiến công nghệ, tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên liệu sản xuất có lợi cho môi trường. Giải thưởng “Doanh nghiệp xanh” đã được trao tặng cho 11 doanh nghiệp năm 2006, 15 doanh nghiệp năm 2008. Giải thưởng này sẽ làm cho người tiêu dùng trong nước và quốc tế an tâm khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp làm ra. Uy tín của doanh nghiệp từ đó được nâng cao. Các doanh nghiệp này đã giải quyết rất tốt bài toán: vừa BVMT, vừa tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

BVMT trong hoạt động của các doanh nghiệp còn là một chặng đường dài, nhiều gian khổ. Trong xu thế hội nhập, đặc biệt nước ta đã là thành viên WTO, áp lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường ngày càng quyết liệt đã đặt ra cho các doanh nghiệp nhiều thách thức có ý nghĩa sống còn. Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ đó, những doanh nghiệp “xanh”, với những sản phẩm “xanh” sẽ là những doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường. Điều đó khẳng định, BVMT là con đường đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững của doanh nghiệp ngày nay.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: ,

DO, BOD, COD là gì? (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v…) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 – 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v… Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.

BOD (Biochemical oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ theo phản ứng:

Vi khuẩn

Chất hữu cơ + O2 = CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật.

COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật.

Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: ,

Độ pH là gì ? (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương trình phản ứng:

H2O = H+ + OH

Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức:

pH = – lg (H+)

Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH (kiềm), pH > 7.

Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO-24, NO3, v.v…

Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn: ,

Sinh thái công nghiệp (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Sinh thái công nghiệp (STCN – Industrial Ecology) được biết đến vài năm trước đây, đặc biệt từ khi xuất hiện bài báo của Frosch và Gallpoulos phát hành theo số báo đặc biệt của tờ Scientific American (Frosch và Gallpoulos, 1989).

Khái niệm STCN thể hiện sự chuyển hóa mô hình hệ công nghiệp truyền thống sang dạng mô hình tổng thể hơn – hệ STCN (industrial ecosystem). Trong đó, chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác.

Trong khu công nghiệp sinh thái cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thŕnh một chuỗi những hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu.

Mặc dù khái niệm STCN vẫn còn “non trẻ” và chưa có một định nghĩa thống nhất, tuy nhiên có thể thấy sự nhất trí rằng khái niệm STCN thể hiện những quan điểm chính sau đây:

STCN là sự tổ hợp toàn diện và thống nhất tất cả các thành phần của hệ công nghiệp và các mối quan hệ của chúng với môi trường xung quanh.

STCN nhấn mạnh việc xem xét các hoạt động do con người điều khiển sao cho có thể phát triển công nghiệp theo hướng bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

STCN xem quá trình tiến hóa (cải tiến) công nghệ sản xuất là yếu tố quan trọng để chuyển tiếp từ hệ công nghiệp không bền vững hiện tại sang hệ STCN bền vững trong tương lai.

Cơ sở hình thành khái niệm STCN là dựa trên hiện tượng trao đổi chất công nghiệp (industrial metabolism).

Hệ STCN được tạo thành từ tất cả các khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ, kết hợp cả sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Bốn thành phần chính của hệ STCN bao gồm:

Cơ sở sản xuất nguyên vật liệu và năng lượng ban đầu,

Nhà máy chế biến nguyên liệu,

Nhà máy xử lý/tái chế chất thải và

Tiêu thụ thành phẩm

Một hệ STCN sẽ tận dụng nguyên vật liệu và năng lượng thải bỏ của các nhà máy khác nhau trong hệ thống và cả các thành phần không phải là cơ sở sản xuất, ví dụ từ các hộ gia đěnh thuộc khu dân cư nằm trong khuôn viên của hệ thống đang xét. Bằng cách này, lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu thụ cũng như lượng chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyęn liệu và năng lượng cần thiết.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: ,

Sinh thái học đô thị (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Sinh thái học đô thị là một môn khoa học nghiên cứu các mối quan hệ con người với môi trường xung quanh trên địa bàn đô thị. Từ đó, đưa ra các giải pháp quy hoạch đô thị, tổ chức xây dựng và sản xuất đề ra được các biện pháp bảo vệ môi trường sống.

Hệ sinh thái đô thị bao gồm các thành phần sau:

1. Thành phần hữu sinh: Con người và các loài sinh vật trong môi trường đô thị

2. Thành phần vô sinh: Môi trường đô thị, đất, nước, không khí, các yếu tố khác.

3. Thành phần công nghệ: Các nhà máy, rạp hát, cơ quan, xí nghiệp . v.v.

Thành phần công nghệ quyết định và chi phối dòng năng lượng qua hệ sinh thái.

Môi trường đô thị là một thành phần của môi trường vùng xung quanh, nó là kết quả của họat động vật chất của con người trong quá trình tác động tới thiên nhiên. Môi trường đô thị luôn luôn vận động và phát triển theo quy luật của động học phức tạp, và tuân theo các quy luật của tự nhiên cũng như quy luật nhân tạo do con người tạo ra.

Vùng đô thị (vùng trung tâm): Có mật độ dân cư lớn, làm biến đổi của môi trường sống, có quan hệ trực tiếp với hệ sinh thái chuyển tiếp. Dân cư tập trung đông dẫn đến hàng loạt những thay đổi lớn về môi trường sống làm cho môi trường sống trở nên quá tải. Các khu vực ao, hồ được chuyển thành đất xây dựng làm cho hệ sinh thái tự nhiên bị phá vỡ và xâm phạm.

Vùng ngoại thành (ven đô): là vùng đệm tạo nên hệ sinh thái chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nhân tạo.

Chức năng chính của vùng đệm (ven đô):

1. Chuẩn bị cho dòng năng lượng đi vào hệ sinh thái (nguồn nguyên vật liệu) lương thực, thực phẩm ổn định.

2. Khắc phục năng lượng thừa, dư (nguồn năng lượng bị nhiễm bẩn)

3. Chuẩn bị cho sự phát triển đô thị bằng cách tạo cơ sở.

Các đặc điểm cơ bản của hệ sinh thái đô thị bao gồm:

1. Đây là một hệ sinh thái hở luôn có sự thay đổi theo thời gian, không gian về chất lượng lẫn số lượng.

2. Hệ sinh thái đô thị mang tính động do sự phát triển xã hội. Sự phát triển này có thể ổn định hoặc không ổn định tùy thuộc vào mối quan hệ của các thành phần trong hệ sinh thái.

3. Về cấu trúc: hệ sinh thái đô thị nói chung là ổn định và đồng nhất. Có vùng trung tâm, vùng ven nội và vùng ngoại. Sự thay đổi về cơ cấu các vùng này mang dấu ấn thời gian và phản ánh sự phát triển nền kinh tế xã hội qua từng thời kỳ.

4. Bậc dinh dưỡng cuối cùng của hệ sinh thái đô thị là con người. Con người là thành phần ưu thế trong hệ sinh thái đô thị. Con người cũng là thành phần tạo nên năng lượng thứ cấp cuối cùng. Trong hệ sinh thái đô thị, ngoài các tác động của các yếu tố tự nhiên, con người còn chịu các tác động của yếu tố xã hội. Các yếu tố xã hội tác động lên con người rất mạnh, hơn các thành phần sinh vật khác của hệ. Thành phần công nghệ là thành phần tái tạo lại nguồn năng lượng cho hệ sinh thái. Nhờ có sự tái tạo này mà thành phần bậc dinh dưỡng cuối cùng là con người mới được ổn định.

Yếu tố giới hạn trong hệ sinh thái đô thị là tổ hợp tất cả các yếu tố.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn: ,

Cân bằng hệ sinh thái (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống“.

Trong một hệ sinh thái, vật chất luân chuyển từ thành phần này sang thành phần khác. Đây là một chu trình tương đối khép kín. Trong điều kiện bình thường, tương quan giữa các thành phần của hệ sinh thái tự nhiên là cân bằng.

Ví dụ: Trong một hệ sinh thái rừng, thực vật lấy dinh dưỡng từ đất tổng hợp thành chất hữu cơ. Chất hữu cơ này đủ để một phần nuôi dưỡng phát triển cây, một phần nuôi động vật ăn thực vật trong rừng, một phần rơi rụng, trả lại màu cho đất. Động vật ăn thực vật phát triển vừa đủ để tiêu thụ hết phần thức ăn thiên nhiên dành cho nó. Phân, xác động vật và lá rụng, cành rơi trên mặt đất được vi sinh vật phân huỷ hết để trả lại cho đất chất dinh dưỡng nuôi cây. Do vậy đất rừng luôn màu mỡ, giàu chất hữu cơ, nhiều vi sinh vật và côn trùng, cây rừng đa dạng và tươi tốt, động vật phong phú. Đó chính là cân bằng sinh thái.

Cân bằng sinh thái không phải là một trạng thái tĩnh của hệ. Khi có một tác nhân nào đó của môi trường bên ngoài, tác động tới bất kỳ một thành phần nào đó của hệ, nó sẽ biến đổi. Sự biến đổi của một thành phần trong hệ kéo theo sự biến đổi của các thành phần kế tiếp, dẫn đến sự biến đổi cả hệ. Sau một thời gian, hệ sẽ thiết lập được một cân bằng mới, khác với tình trạng cân bằng trước khi bị tác động.

Bằng cách đó hệ biến đổi mà vẫn cân bằng. Trong quá trình này động vật ăn cỏ và vi sinh vật đóng vai trò chủ đạo đối với việc kiểm soát sự phát triển của thực vật.

Khả năng thiết lập trạng thái cân bằng mới của hệ là có hạn. Nếu một thành phần nào đó của hệ bị tác động quá mạnh, nó sẽ không khôi phục lại được, kéo theo sự suy thoái của các thành phần kế tiếp, làm cho toàn hệ mất cân bằng, suy thoái. Hệ sinh thái càng đa dạng, nhiều thành phần thì trạng thái cân bằng của hệ càng ổn định. Vì vậy, các hệ sinh thái tự nhiên bền vững có đặc điểm là có rất nhiều loài, mỗi loài là thức ăn cho nhiều loài khác nhau.

Ví dụ: trên các cánh đồng cỏ, chuột thường xuyên bị rắn, chó sói, cáo, chim ưng, cú mèo… săn bắt. Bình thường số lượng chim, trăn, thú, chuột cân bằng với nhau. Khi con người tìm bắt rắn và chim thì chuột mất kẻ thù, thế là chúng được dịp sinh sôi nảy nở.

Cân bằng sinh thái là trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống. Cân bằng sinh thái được tạo ra bởi chính bản thân hệ và chỉ tồn tại được khi các điều kiện tồn tại và phát triển của từng thành phần trong hệ được đảm bảo và tương đối ổn định. Con người cần phải hiểu rõ các hệ sinh thái và cân nhắc kỹ trước khi tác động lên một thành phần nào đó của hệ, để không gây suy thoái, mất cân bằng cho hệ sinh thái.

(Theo VEA)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

Làng sinh thái (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Làng sinh thái là kết quả thực tế từ một sự mong muốn của con người nhằm tìm ra một lối sống bền vững dựa trên thái độ và cách tiếp cận đối với vấn đề loại bỏ chất thải“.

Các mục đích của Làng sinh thái là quy hoạch vật chất (như sử dụng năng lượng thấp với mức hiệu suất cao và sản sinh chất thải thấp) và quy hoạch xã hội (như nâng cấp các giá trị xã hội và văn hoá liên quan tới giá trị vật chất,…).

Trong Làng sinh thái, nhà ở thường là nhà kiểu năng lượng thấp (không quá 10.000KWh/năm), đảm bảo không dùng các nhiên liệu hoá thạch, tránh sử dụng xe hơi, hàng hoá được tiêu thụ trong các cửa hàng bán lẻ. Rau, cây ăn quả, hoa và cả cây lấy gỗ được trồng trên các lô đất tập thể và tư nhân để tự thoả mãn nhu cầu.

Các phế thải sinh vật được sử dụng làm phân bón và giảm lượng thải rắn hữu cơ, hạn chế được sự ô nhiễm nguồn nước. Việc ủ phân cục bộ, tách nguồn hợp lý và đốt giấy loại có thể giảm một khối lượng chất thải rắn từ các hộ gia đình hàng năm khoảng từ 250kg/người xuống 100kg/người, hoặc thậm chí thấp hơn,…

Làng sinh thái là một mô hình minh hoạ cho hướng phát triển cần phải có trong cả các nước phát triển cũng như đang phát triển để chuyển đổi được các xu hướng có hại.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

Thành phố sinh thái, điều kiện cần có (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Một thành phố sinh thái cần phải có các điều kiện sau:

1. Có mật độ cây xanh cao. Có hệ thống rừng phòng hộ môi trường bao quanh thành phố hoặc ít nhất vào các hướng gió chính.

2. Cố gắng tạo và bảo tồn đa dạng sinh học để giữ cân bằng sinh thái.

3. Đảm bảo đủ nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.

4. Nước thải chỉ được thải vào hệ thống cống rãnh chung hoặc sông rạch khi đã được xử lý đảm bảo mức an toàn, không bị ngập lụt trong thành phố.

5. Hệ thống giao thông đảm bảo tiêu chuẩn đường và mật độ đường trên dân số. Các phương tiện giao thông không gây tiếng ồn và xả khí thải quá mức cho phép.

6. Bảo vệ môi trường đất không bị ô nhiễm và thoái hoá. Sử dụng quỹ đất thành phố một cách hợp lý để vừa có đất dành cho khu dân cư, công viên, vừa có đất cho rừng phòng hộ môi trường.

7. Bảo đảm tiểu khí hậu và khí hậu vùng hài hoà, ít biến động.

8. Đảm bảo mật độ dân số hợp lý, phù hợp với năng lực tải của đô thị đó.

9. Môi trường không khí không vượt quá mức ô nhiễm cho phép.

10. Diện tích mặt nước (ao, hồ,…) cân đối và đủ với diện tích dân số thành phố để tạo cảnh quan môi trường và khí hậu mát mẻ.

11. Có bãi rác hợp vệ sinh, công nghệ xử lý rác khoa học.

12. Có hệ thống nhà vệ sinh công cộng đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan, tiện lợi.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: ,

Nhãn sinh thái? (Quan trắc môi trường liên tục – Phân tích môi trường liên tục)

Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó“.

Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng.

Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là “sản phẩm xanh”, được dán “nhãn sinh thái” và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su,…), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn: ,

Hệ sinh thái là gì? (Quan trắc môi trường liên tục)

Hệ sinh thái là gì?

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó“.

Theo độ lớn, hệ sinh thái có thể chia thành hệ sinh thái nhỏ (bể nuôi cá), hệ sinh thái vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), hệ sinh thái lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất thành một hệ sinh thái khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). Hệ sinh thái bao gồm hai thành phần: Vô sinh (nước, không khí,…) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin.

Sinh vật trong hệ sinh thái được chia làm ba loại:

1. Sinh vật sản xuất thông thường là tảo hoặc thực vật, có chức năng tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

2. Sinh vật tiêu thụ gồm các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là động vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt,…

3. Sinh vật phân huỷ gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có chức năng chính là phân huỷ xác chết sinh vật, chuyển chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho thực vật.

Trong hệ sinh thái liên tục xảy ra quá trình tổng hợp và phân huỷ vật chất hữu cơ và năng lượng. Vòng tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái là vòng kín, còn vòng tuần hoàn năng lượng là vòng hở. Như vậy, năng lượng mặt trời được sinh vật sản xuất tiếp nhận sẽ di chuyển tới sinh vật tiêu thụ các bậc cao hơn. Trong quá trình đó, năng lượng bị phát tán và thu nhỏ về kích thước. Trái lại, các nguyên tố hoá học tham gia vào quá trình tổng hợp chất hữu cơ sau một chu trình tuần hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu trong môi trường.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn: ,

Giải pháp thực hiện làng nghề xanh (Quan trắc môi trường liên tục)

Phát triển bền vững là quan điểm cơ bản của Đảng đối với mọi sự phát triển ở nước ta, trong đó có làng nghề. Các làng nghề cần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, cần tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Một là, chú trọng các chính sách phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh” nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Hai là, quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư. Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch khu vực sản xuất tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy… Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch.

Ba là, tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tư, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các dự án nghiên cứu về áp dụng sản xuất sạch hơn cụ thể cho từng loại hình làng nghề để có mô hình trình diễn nhân rộng.

Bốn là, phát hiện và xử lý trường hợp phát sinh các làng nghê gây ô nhiễm môi trường. Các địa phương và các làng nghề phải khẩn trương xử lý môi trường để được cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Mặt khác, vẫn cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để đưa vào “danh sách đen” làng nghề tiếp tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Yêu cầu các làng nghề triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng các lộ trình xử lý ô nhiễm và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình được phê duyệt. Một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong phạm vi làng xã mà lan rộng ra cả một khu vực. Vì vậy, việc xử lý ô nhiễm không chỉ giới hạn trong phạm vi làng nghề mà cần phải xử lý cả khu vực đã bị ô nhiễm.

Năm là, tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một số loại hình làng nghề sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất, một số khác cần được hạn chế, không khuyến khích phát triển và một số hoạt động, công nghệ cần được nghiêm cấm triệt để. Thí dụ, hạn chế phát triển mới, mở rộng các cơ sở sản xuất tái chế chất thải nguy hại; nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ công và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc sử dụng quặng có tính phóng xạ.

Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các làng nghề. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xưa với những hình thức khá đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu cần đào tạo cho người lao động các làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những người đang truyền nghề tại các làng nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề tương đương để huy động đội ngũ giáo viên dạy nghề tham gia các khóa đào tạo nghề và tổ chức cho học viên thực hành nghề phù hợp. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các làng nghề.

(Trích: http://www.congnghiepmoitruong.vn)

Nguyễn Hoàng Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn:

Hệ thống các giải pháp giải quyết ô nhiễm làng nghề (Quan trắc môi trường liên tục)

Cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ về giáo dục nâng cao ý thức của người quản lý và của cộng đồng; tổ chức quản lý sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến… Vì vậy phải kết hợp và huy động sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước và các làng nghề, các tổ chức khoa học, công nghệ, các tổ chức xã hội, nhất là các hiệp hội doanh nghiệp, hội nghề nghiệp.

1. Tổ chức lại sản xuất làng nghề

Cần có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển, thành lập các doanh nghiệp ở nông thôn, làng nghề với quy mô lớn hơn, sản xuất tập trung hoặc tổ chức liên kết sản xuất theo chiều dọc; chuyên môn hóa các đơn vị sản xuất quy mô nhỏ theo từng công đoạn của sản phẩm; thực hiện việc liên kết “bốn nhà”; và quan trọng hơn là tạo điều kiện ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung các cơ sở sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao để xây dựng hệ thống xử lý môi trường.

2. Quy hoạch để phát triển làng nghề bền vững

Quy hoạch phát triển làng nghề phải gắn chặt với các yếu tố: chiến lược kinh doanh của các cơ sở sản xuất làng nghề; thị trường; lợi thế về vị trí địa lý; truyền thống nghề nghiệp và kỹ năng lao động của từng vùng. Ngoài ra, quy hoạch ngành nghề nông thôn gắn với quy hoạch hình thành các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo nên những vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện để di dời các cơ sở sản xuất đang gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu dân cư. Đó là giải pháp vừa giúp khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường vừa gắn phát triển làng nghề với việc tổ chức lại khu dân cư văn minh hiện đại, góp phần hình thành nông thôn mới.

Việc quy hoạch cần thực hiện đồng bộ, từ mặt bằng sản xuất, kết cấu hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung. Tránh tình trạng các khu dân cư mới lộn xộn, đan xen sản xuất và sinh hoạt, cơ sở hạ tầng không hoàn thiện, nên ô nhiễm môi trường không xử lý được.

3. Nâng cao trách nhiệm của các đơn vị sản xuất và của người dân

Trách nhiệm bảo vệ môi trường trước hết là của mỗi làng nghề, của mỗi cơ sở sản xuất và người dân trong làng nghề: ngay từ khi mở doanh nghiệp, cũng như trong quá trình sản xuất, phải chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp, tiêu chuẩn về môi trường.

Các hiệp hội ngành nghề ở địa phương, dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn các cấp cần thống kê phân loại các vi phạm và tình trạng ô nhiễm môi trường để đề ra các phương án, đề án và biện pháp khắc phục đối với từng cơ sở, đơn vị sản xuất, từng làng nghề.

Các đơn vị xác định trách nhiệm và khắc phục các vi phạm, hậu quả; thay thế, đổi mới công nghệ và thiết bị; tham gia chương trình nước sạch; chế biến chất thải thành khí gas, tái chế thành sản phẩm phụ…

Những công việc vượt quá khả năng đơn vị thì phải thuê tư vấn và báo cáo cấp trên hỗ trợ trong trường hợp cơ sở sản xuất không đủ sức xử lý vì chi phí quá cao.

4. Tăng cường quản lý nhà nước về môi trường làng nghề

Cần cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề từ khi bắt đầu mở doanh nghiệp, xây dựng mới nhà xưởng, cơ sở sản xuất. Phải có đánh giá tác động môi trường được cơ quan chức năng xét duyệt; có chính sách hỗ trợ về tài chính và tạo điều kiện thuận lợi để các làng nghề làm tốt hơn việc bảo vệ môi trường; coi trọng việc hướng dẫn các hoạt động bảo vệ môi trường.

Việc xử lý ô nhiễm môi trường không thể chỉ giải quyết trong phạm vi một làng nghề, mà phải xử lý cả khu vực, cả vùng vì trong nhiều trường hợp việc gây ô nhiễm có tính chất lan tỏa.

Cần có hình thức xử phạt nghiêm túc, có tính răn đe đối với những cơ sở làng nghề cố tình vi phạm; tuy nhiên, cần tính đến tính chất đặc thù của các làng nghề để có giải pháp thỏa đáng.

Vấn đề quan trọng nhất đặt ra hiện nay là các cơ quan chức năng tăng cường trợ giúp để các cơ sở sản xuất trong làng nghề cùng với các hội, hiệp hội ngành nghề có thể chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, tiến hành sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường vì yêu cầu của sản xuất cũng như sức khỏe của cộng đồng.

(Trích: Thời báo Kinh tế Sài Gòn)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

 

Nhãn:

Quy trình kỹ thuật quan trắc khí thải công nghiệp (Quan trắc môi trường liên tục)

Xác định số lượng điểm và vị trí quan trắc

Việc xác định số lượng điểm và vị trí quan trắc được xác định theo EPA 1.

Xác định thông số quan trắc

a) Căn cứ xác định

– Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý.

– QCVN 19: 2009 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ,

– QCVN 20: 2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ,

– QCVN 21: 2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học,

– QCVN 22: 2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện,

– QCVN 23: 2009 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;

b) Thông số đo, phân tích tại hiện trường: nhiệt độ, tốc độ, độ ẩm.

c) Thông số khác: bụi, cacbon monoxit (CO), cacbon dioxit (CO2), oxit nitơ (NOx), sulfur dioxide (SO2), hydrocacbon (CxH )y , hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs), amoniac (NH3), clo (Cl2), hydro clorua (HCl), hydro fluorua (HF), hydro sulfua (H2S), hơi axít, hơi kiềm, hơi kim loại (Ni, Cd, Fe, Cu, Zn, Pb, Cr…), hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), benzen, toluen, etylbenzen, xylen.

Xác định thời gian và tần suất quan trắc

Việc xác định thời gian và tần suất quan trắc khí thải được thực hiện như sau:

a) Thời gian quan trắc

– Thời điểm lấy mẫu: Mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất đạt tối thiểu 80% công suất thiết kế là tốt nhất. Trường hợp các cơ sở sản xuất cũ thì tiến hành lấy mẫu khi hiệu suất sản xuất của cơ sở sản xuất đạt công suất tối đa và vận hành ổn định trong quá trình lấy mẫu.

– Thời gian lấy mẫu bụi thông thường là 60 phút/1 mẫu. Riêng với các mẫu khí, thời gian lấy mỗi mẫu là khác nhau tùy thuộc vào từng loại khí khác nhau.

b) Tần suất quan trắc

– Đối với các ngành sản xuất công nghiệp như: xi măng, nhiệt điện, phân bón và các ngành công nghiệp nặng tần suất quan trắc tối thiểu là 4 lần/năm, 1lần/quý.

– Đối với các ngành sản xuất công nghiệp khác, tần suất quan trắc tối thiểu là 2 lần/năm.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn:

Quy trình kỹ thuật quan trắc nước thải công nghiệp (Quan trắc môi trường liên tục)

Nguyên tắc, yêu cầu khi xác định vị trí quan trắc

Vị trí quan trắc phải đại diện cho dòng nước thải cần quan trắc và thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Cuối dòng thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận;

– Dòng chảy tại vị trí quan trắc phải hòa trộn đều, độ đồng nhất cao;

Trường hợp không có dòng chảy hòa trộn đều thì có thể tạo dòng chảy hòa trộn đều bằng cách thu hẹp dòng chảy nhưng phải bảo đảm không xảy ra sự lắng cặn ở phía trước chỗ thu hẹp.

Vị trí quan trắc phải ở phía sau của chỗ thu hẹp, cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần bề rộng chỗ thu hẹp.

Trong trường hợp không thể tạo dòng chảy hòa trộn đều thì phải áp dụng phương pháp lấy mẫu tổ hợp.

– Dễ tiếp cận dòng thải để tiến hành lấy mẫu và đo lưu lượng;

– An toàn và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng quan trắc viên.

Xác định thông số quan trắc

a) Các thông số quan trắc đối với nước thải không chứa chất thải nguy hại

Căn cứ Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT, Căn cứ QCVN 24 : 2009/BTNMT

Tùy theo mục tiêu quan trắc và loại hình sản xuất công nghiệp để lựa chọn các thông số quan trắc, gồm:

– Thông số đo, phân tích tại hiện trường: pH, nhiệt độ (to), độ dẫn điện (EC), độ đục, độ màu, tổng chất rắn hòa tan (TDS).

– Thông số quan trắc khác: tổng chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5), nhu cầu oxi hóa học (COD), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), amoni (NH4+), sunphat (SO42-), phốt phát (PO43-), tổng nitơ (TN), tổng photpho (TP), silicat (SiO32-), tổng sắt (Fe), clorua (Cl-), florua (F-), độ kiềm, coliform, phecal coli, xianua (CN-), oxit silic (SiO2), dầu mỡ khoáng, asen (As), cadimi (Cd), crom (Cr), chì (Pb), thủy ngân (Hg), kẽm (Zn), đồng (Cu), niken (Ni), mangan (Mn), các ion natri (Na+), kali (K+), magie (Mg2+), canxi (Ca2+), phenol, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, tổng hoạt độ phóng xạ , tổng hoạt độ phóng xạ .5

b) Các thông số quan trắc đối với nước thải chứa chất thải nguy hại

Căn cứ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT

Căn cứ mục tiêu quan trắc và loại hình sản xuất công nghiệp mà lựa chọn các thông số quan trắc, gồm: kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, các hợp chất hóa học dạng phức, mạch vòng.

Xác định thời gian và tần suất quan trắc

a) Thời gian quan trắc

– Thời điểm lấy mẫu: mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất ổn định của cơ sở sản xuất là tốt nhất. Trường hợp các cơ sở sản xuất hoạt động không ổn định thì tiến hành lấy mẫu khi hiệu suất sản xuất đạt công suất tối đa và vận hành ổn định trong quá trình lấy mẫu.

– Thời gian lấy mẫu nước thải tùy thuộc vào mục đích quan trắc và loại mẫu cần lấy, gồm: mẫu đơn hoặc mẫu tổ hợp.

b) Tần suất quan trắc

Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, đặc điểm nguồn thải để xác định tần suất quan trắc nước thải công nghiệp. Để phục vụ công tác quản lý về môi trường, tần suất quan trắc tối thiểu là 4 lần/năm, 1 lần/quý. Đối với các nguồn thải có đặc tính thay đổi theo thời vụ thì tần suất quan trắc được xác định theo chu kỳ thay đổi của nguồn thải nhưng không ít hơn 4 lần/năm.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn:

Các thông số và dữ liệu quan trắc môi trường (Quan trắc môi trường liên tục)


Môi trường không khí

Bụi lơ lửng, khí SO2, CO, NO2, H2S, hơi axit, chì.

Nước mưa

pH, độ dẫn điện (EC), NO2, SO42-, NO3, Cl, NH4+, Na+, Ca2+, Mg2+, K+, PO43-

(Các thông số khí hậu như: tốc độ và hướng gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển).

Tiếng ồn giao thông

Mức ồn trung bình tương đương và cực đại của tiếng ồn

(Đếm số lượng xe chạy trên đường phố, phân loại thành 4 loại xe (taxi và xe ca nhỏ, xe khách, xe vận tải, xe môtô).

Môi trường nước mặt lục địa

Nhiệt độ, pH, hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, tổng độ khoáng hoá, oxy hoà tan DO, BOD5, COD, NH4+, NO3, NO2, PO43-, Cl, tổng lượng sắt, tổng số Coliform, thuốc trừ sâu, một số kim loại nặng.

Môi trường biển ven bờ

Nhiệt độ, độ muối, độ dẫn điện, pH, độ đục, NO3, NO2, NH4+, PO43-, SiO32-, CN, độ phóng xạ, sinh vật phù du, dầu trong nước, kim loại nặng trong nước

(Các thông số khí tượng biển như nhiệt độ, độ ẩm, gió).

Quan trắc hoạt độ phóng xạ

Các đồng vị phóng xạ trong không khí, nước, đất, sinh vật chỉ thị.

Môi trường đất

PHH20, pHKCl, hữu cơ tổng số, %N, %P2O5, %K2O, NH4+, NO3, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, CEC, %BS, Ca2+, Mg2+, K+, Fe3+, Al3+, bốn chỉ tiêu kim loại nặng: Cu, Cd, Pb, Hg, 8 chỉ tiêu thuốc trừ sâu, tổng các loại vi sinh vật, vi sinh vật có hại.

Môi trường lao động và những tác động tới sức khoẻ và môi trường

Ô nhiễm bụi, hoá chất độc, tiếng ồn, các thông số vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, độ chiếu sáng), chất lượng nước thải (pH, độ đục, cặn lơ lửng, DO, COD, BOD5 và các thông số ô nhiễm đặc trưng), chất lượng nước sinh hoạt (giếng khoan, nước ngầm),

Khám bệnh nghề nghiệp và đánh giá rối loạn chức năng tâm sinh lý, điều tra sức khoẻ cộng đồng.

Rác thải

Tổng lượng rác thải trong ngày của mỗi thành phố, tổng lượng rác thải thu gom được, tổng lượng phân tươi, tổng lượng rác thải độc hại.

Ở các thành phố lớn tiến hành phân tích thêm rác thải theo tỷ lệ % trọng lượng các thành phần cơ bản trong rác thải: giấy vụn, chất hữu cơ, chất dẻo, kim loại, thuỷ tinh, đất cát, độ ẩm, độ tro và các chất khác.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057


 

 

 

 

Nhãn: , ,

Quan trắc môi trường – Một số định nghĩa (Quan trắc môi trường liên tục)

Quan trắc môi trường (QTMT) là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường

Bảo đảm chất lượng (QA: Quality Assurance) trong quan trắc môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.

Kiểm soát chất lượng (QC: Quality Control) trong quan trắc môi trường là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng này.

Kế hoạch quan trắc môi trường là một chương trình quan trắc được lập ra nhằm đáp ứng một số mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm những yêu cầu về thông tin, các thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương pháp phân tích, đo, thử; yêu cầu về nhân lực và kinh phí thực  hiện.

Các hoạt động QA/QC gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau và một số nội dung giống nhau, cùng diễn ra trong khuôn khổ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, với định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng là cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, các thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

Thành phần, thông số môi trường (Quan trắc môi trường liên tục)

Thành phần môi trường: Là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.

Tương ứng với mỗi thành phần môi trường này có các thông số biểu thị giá trị chất lượng môi trường. Chúng có thể được xác định bằng các phương pháp, công cụ quan trắc môi trường (sẽ được nói đến ở bài sau). Giới hạn cho phép của các thông số này được thể hiện trong các Tiêu chuẩn môi trường hoặc các Quy chuẩn quốc gia vê môi trường.

Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

Giá trị tối thiểu và tối đa của tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sự sống và phát triển bình thường của con người và sinh vật.

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

Ô nhiễm môi trường – định nghĩa (Quan trắc môi trường liên tục)

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam:

Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường“.

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường.

Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

 

Nhãn: ,

Các định nghĩa về môi trường (Quan trắc môi trường liên tục)

 

Theo Luật bảo vệ môi trường của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2005

1. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.

2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác.

3. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.

4. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

5. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.

6. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.

7. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật.

8. Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc  biến đổi môi trường nghiêm trọng.

9. Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.

10. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.

11. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.

12. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.

13. Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất.

14. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm.

15. Hệ sinh thái là hệ quần thể sinh vật trong một khu vực địa lý tự nhiên nhất định cùng tồn tại và phát triển, có tác động qua lại với nhau.

16. Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái.

17. Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường.

18. Thông tin về môi trường bao gồm số liệu, dữ liệu về các thành phần môi trường; về trữ lượng, giá trị sinh thái, giá trị kinh tế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên; về các tác động đối với môi trường; về chất thải; về mức độ môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và thông tin về các vấn đề môi trường khác.

19. Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững.

20. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

21. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính là các loại khí tác động đến sự trao đổi nhiệt giữa trái đất và không gian xung quanh làm nhiệt độ của không khí bao quanh bề mặt trái đất nóng lên.

22. Hạn ngạch phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính là khối lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của mỗi quốc gia được phép thải vào bầu khí quyển theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.

(Sưu tầm)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 


 

Nhãn: ,

Môi trường – định nghĩa (Quan trắc môi trường liên tục)

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.  Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.

Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.

(Theo Wikipedia)

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 

Nhãn: ,

Chào mừng các bạn!

Nguyễn Hòang Lâm

Thiết Bị Phân Tích  Môi Trường

WwW.ThietBiPhanTichMoiTruong.Com

envilam@gmail.com – 0968.201.057

 
1 bình luận

Posted by trên 06/03/2011 in Tổng hợp